Cắt gọt kim loại

Tên nghề:                        Cắt gọt kim loại

Mã nghề:                         5520121

Trình độ đào tạo:          Trung cấp

Loại hình đào tạo:         Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:   Tốt nghiệp THCS trở lên

Thời gian đào tạo:          2 năm

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Mục tiêu chung:

– Trang bị cho người học kiến thức thực tế và lý thuyết tương đối rộng trong phạm vi nghề Cắt gọt kim loại; Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp; Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; Kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của nghề Cắt gọt kim loại;

– Trang bị cho người học kỹ năng nhận thức, sáng tạo để xác định, phân tích, đánh giá trong phạm vi rộng; Kỹ năng thực hành nghề nghiệp để giải quyết phần lớn các công việc phức tạp trong phạm vi nghề Cắt gọt kim loại; Kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc;

– Người học sau khi tốt nghiệp đạt năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

1.2. Mục tiêu cụ thể: 

– Kiến thức:

+ Phân tích đư­ợc bản vẽ chi tiết gia côngvà bản vẽ lắp;

+ Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt; 

+ Giải thích đ­ược hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 – 2245;

+ Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề;

+ Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị phục vụ cho quá trình sản xuất;

+ Phân tích được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành;

+ Trình bày được phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục;

+ Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con ng­ười và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cư­ờng độ lao động, tăng năng suất;

+ Có khả năng tiếp tục học tập lên cao.

– Kỹ năng:

+ Vẽ đư­ợc bản vẽ chi tiết gia công;

+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp;

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề;

+ Sử dụng thành thạo các loại máy công cụ để gia công các loại chi tiết máy thông dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ cấp 8 đến cấp 10, độ nhám từ Rz20 đến Ra5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy;

+ Phát hiện và sửa chữa  đ­ược các sai hỏng thông th­ường của máy, đồ gá và vật gia công;

+ Chế tạo và mài đ­ược các dụng cụ cắt đơn giản;

– Năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Có ý thức nghề nghiệp, kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc công nghiệp; có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc;

+ Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, biết quản lý thời gian, sáng tạo và nhạy bén trong quá trình làm việc và cuộc sống hàng ngày.

+ Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

1.3. Vị trí  việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp trung cấp học sinh sẽ:

+ Trực tiếp gia công trên các máy công cụ phổ biến, thông dụng của nghề;

+ Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí;

+ Tổ trưởng sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí;

+ Có khả năng tự tạo việc làm;

+ Có khả năng tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

– Số lượng môn học, mô đun: 22

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 70 tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1515 giờ

– Thời gian học lý thuyết: 312 giờ

– Thực hành/thực tập/thí nghiệm/bài tập/ thảo luận: 1203 giờ

– Thời gian khóa học: 2 năm.

3. Nội dung chương trình:

 

 

Mã MH/ MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Tổng số

Thời gian học tập

Năm 1

Năm 2

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/
thực tập/
thí nghiệm/
bài tập/
thảo luận

Kiểm tra

I

Các môn học chung

12

255

210

45

94

148

13

MH 01

Giáo dục quốc phòng và an ninh

2

45

45

 

21

21

3

MH 02

Tin học

2

45

45

 

15

29

1

MH 03

Giáo dục thể chất

1

30

30

 

4

24

2

MH 04

Pháp luật

1

15

 

15

9

5

1

MH 05

Giáo dục chính trị

2

30

 

30

15

13

2

MH 06

Tiếng Anh

4

90

90

 

30

56

4

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

49

1095

690

405

312

704

79

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

10

165

165

0

114

43

8

MH 07

Vẽ kỹ thuật

4

75

75

 

40

31

4

MH 08

Dung sai – Đo lường kỹ thuật

3

45

45

 

34

9

2

MH 09

Vật liệu cơ khí

3

45

45

 

40

3

2

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

39

930

525

405

198

661

71

MĐ 10

Nguội cơ bản

3

75

75

 

14

58

3

MH 11

Kỹ thuật an toàn – Môi trường công nghiệp

2

30

30

 

28

0

2

MĐ 12

Tiện cơ bản 1: Tiện trụ ngắn, trụ bậc, tiện trụ dài l»10d; Tiện rãnh, cắt đứt.

5

120

120

 

30

78

12

MĐ 13

Tiện cơ bản 2: Tiện lỗ; Tiện côn.

4

105

105

 

21

76

8

MĐ 14

Tiện cơ bản 3: Tiện ren

tam giác; Lăn nhám, lăn ép.

4

90

 

90

15

67

8

MĐ 15

Phay mặt phẳng ngang, song song, vuông góc, nghiêng

4

105

105

 

12

85

8

MĐ 16

Phay mặt phẳng bậc; Phay rãnh, cắt đứt

4

90

 

90

16

66

8

MĐ 17

Tiện ren truyền động 

5

120

 

120

22

90

8

MĐ 18

Phay bánh răng trụ răng thẳng

2

60

 

60

8

48

4

MĐ 19

Tiện CNC cơ bản

2

45

45

 

10

31

4

MĐ 20

Phay CNC cơ bản

2

45

 

45

10

31

4

MĐ 21

Hàn cơ bản

2

45

45

 

12

31

2

III

Thực tập tốt nghiệp

9

420

 

420

0

420

0

Tổng cộng

70

1770

900

870

406

1272

92

Chú ý: Thời lượng kiểm tra lý thuyết tính cho giờ học Lý thuyết, thời lượng kiểm tra thực hành tính cho giờ học Thực hành.

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường;

Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở;

Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh;

Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

TT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng;

– Sinh hoạt tập thể.

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Bồi dưỡng kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn, tìm việc …

Trong giờ sinh hoạt khoa 01 giờ/tháng.

6

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

4.2. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo

Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng năm học, học kỳ,tuần và giờ học;

Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau :

+ Một giờ học Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút;

+ Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô-đun không quá 8 giờ học;

+ Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.

Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành hoặc 30 giờ lý thuyết.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun

– Thi kết thúc môn học/mô đun thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong chương trình môn học, mô-đun;

Kiểm tra viết và thực hành:

TT

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành/tích hợp

Ghi chú

1

Từ 30 –  dưới 60

60 phút

4 giờ

 

2

Từ 60 –  dưới 120

90 phút

4 giờ

 

3

Từ 120 trở lên

120 phút

4 – 8 giờ

 

Kiểm tra vấn đáp:

+ Kiểm tra vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.

+ Riêng các môn học/mô đun đặc thù thời gian làm bài cụ thể do Hiệu trưởng xem xét quyết định.

– Kiểm tra trắc nghiệm:

+ Từ dưới 60 giờ: Từ 40 50  câu với thời gian kiểm tra 40 50 phút;

+ Từ 60 giờ trở lên: Từ 50 – 60 câu với thời gian kiểm tra 50 – 60 phút.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

Thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết

90 phút

2

Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp

Viết

120 phút

3

Thực hành nghề nghiệp

Bài thi thực hành kỹ năng tổng hợp

8 giờ

4.5. Các chú ý khác:

Trường hợp cần thiết nghiên cứu, xây dựng đề án, đề xuất giải pháp mới trong các lĩnh vực nghề Cắt gọt kim loại. Hiệu trưởng xem xét cho phép triển khai thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân được thẩm định cho điểm tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp thực hành nghề.  

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *