Công nghệ ô tô

Tên nghề:   Công nghệ ô tô

Mã nghề:    5510216

Trình độ đào tạo:          Trung cấp

Loại hình đào tạo:        Chính quy

Đối tượng tuyển sinh:  Học sinh tốt nghiệp THCS và tương đương trở lên.

Thời gian đào tạo:        2 năm

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo nguồn nhân lực có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và năng lực thực hành. Có khả năng xử lý các tình huống kỹ thuật ở mức độ phức tạp, có khả năng tiếp cận nhanh với diễn biến mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các tổ chức, doanh nghiệp góp phần cho sự phát triển đất nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

* Kiến thức:

– Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu cơ bản trong ô tô;

– Tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

– Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa một số bộ phận, hệ thống cơ bản trên ô tô;

– Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước công việc trong quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa một số bộ phận, hệ thống cơ bản trên ô tô;

– Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị cơ bản trong ngành, nghề Công nghệ ô tô;

– Trình bày được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp;

– Phân tích được các kỹ năng, thao tác cơ bản trong lái xe ô tô;

– Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

* Kỹ năng:

– Đọc được bản vẽ kỹ thuật đơn giản; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

– Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra cơ bản trong ngành, nghề Công nghệ ô tô; bảo quản thiết bị và dụng cụ liên quan đến ngành, nghề công nghệ ô tô;

– Kiểm tra những sai hỏng của các cụm chi tiết, hệ thống cơ bản trên ô tô;

– Lập được các quy trình tháo, lắp đơn giản của các bộ phận, hệ thống cơ bản trên ô tô;

– Lập được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản phù hợp với từng chi tiết, bộ phận, hệ thống và loại ô tô;

– Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa đúng quy trình, quy phạm và đảm bảo kỹ thuật;

– Tổ chức và quản lý quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tương ứng với trình độ được đào tạo;

– Vận hành được ô tô đúng luật, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn;

– Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người học ở trình độ thấp hơn.

– Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng các công việc đơn giản và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

– Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;

– Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện;

– Yêu nghề, có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tốt, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ Hợp lý, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;

– Tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

– Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;

– Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

– Chăm sóc, làm đẹp xe ô tô;

– Quản lý vật tư, phụ tùng ô tô;

– Sản xuất phụ tùng và lắp ráp trong lĩnh vực ô tô;

– Kinh doanh trong lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô;

– Sửa chữa động cơ (máy) ô tô;

– Sửa chữa gầm ô tô;

– Sửa chữa điện và điều hòa không khí ô tô;

– Tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực ô tô.

1.4. Khả năng học tập và nâng cao trình độ

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ ô tô, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

Số lượng môn học, mô đun:

24

 

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học:

74

tín chỉ

– Khối lượng các môn học chung:

255

giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn:

1640

giờ

– Khối lượng lý thuyết:

338

giờ

– Khối lượng thực hành, thực tập, thí nghiệm:

1302

giờ

 

3. Nội dung chương trình đào tạo

Mã MH/ MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Kiểm tra

I

Các môn học chung

12

255

94

148

13

MH 01

Giáo dục quốc phòng và an ninh

2

45

21

21

3

MH 02

Tin học

2

45

15

29

1

MH 03

Giáo dục thể chất

1

30

4

24

2

MH 04

Pháp luật

1

15

9

5

1

MH 05

Giáo dục chính trị

2

30

15

13

2

MH 06

Tiếng Anh

4

90

30

56

4

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

62

1640

338

1202

100

II.1

Môn học, mô đun sơ cở

5

105

40

62

3

MH 07

An toàn lao động

2

30

16

13

1

MH 08

Vẽ kỹ thuật

2

45

14

30

1

MH 09

Dung sai

1

30

10

19

1

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

57

1535

298

1140

97

MH 10

Hàn cơ bản

2

45

12

32

1

MH 11

Kỹ thuật chung về ô tô

2

45

17

24

4

MĐ 12

Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền và bộ phận cố định của động cơ

5

105

30

67

8

MĐ 13

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí

3

75

16

51

8

MĐ 14

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

3

75

16

51

8

MĐ 15

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

3

75

16

51

8

MĐ 16

Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô

5

120

30

82

8

MĐ 17

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực

4

90

22

60

8

MĐ 18

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển

3

75

19

48

8

MĐ 19

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái

2

45

15

26

4

MĐ 20

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh

4

90

30

52

8

MĐ 21

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

3

75

15

52

8

MĐ 22

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử

5

120

30

82

8

MĐ 23

Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô

4

80

30

42

8

MĐ 24

Thực tập tốt nghiệp

9

420

 

420

 

TỔNG CỘNG

74

1895

432

1350

113

5. Hướng dẫn sử dụng chương trình

5.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

– Học tập nội quy quy chế và giới thiệu nghề nghiệp cho học sinh khi mới nhập trường;

– Tổ chức tham quan, thực nghiệm tại các cơ sở;

– Tham gia các hoạt động bổ trợ khác để rèn luyện học sinh;

– Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa như sau:

STT

Nội dung

Thời gian

1

Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2

Văn hóa, văn nghệ:

– Qua các phương tiện thông tin đại chúng;

– Sinh hoạt tập thể.

Ngoài giờ học hàng ngày từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)

3

Hoạt động thư viện:

Ngoài giờ học, học sinh có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4

Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật

5

Bồi dưỡng kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn, tìm việc …

Trong giờ sinh hoạt khoa 01 giờ/tháng.

6

Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

5.2. Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo

– Đơn vị thời gian trong kế hoạch đào tạo được tính bằng năm học, học kỳ, tuần và giờ học;

– Thời gian học tập trong kế hoạch đào tạo được quy đổi như sau :

+ Một giờ học Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút;

+ Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô-đun không quá 8 giờ học;

+ Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ học.

Mỗi tuần không học quá 40 giờ thực hành hoặc 30 giờ lý thuyết.

5.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun

– Thi kết thúc môn học/mô đun thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch được quy định trong chương trình môn học, mô-đun;

– Kiểm tra viết và thực hành:

TT

Số giờ

Lý thuyết

Thực hành/tích hợp

Ghi chú

1

Từ 30 –  dưới 60

60 phút

4 giờ

 

2

Từ 60 –  dưới 120

90 phút

4 giờ

 

3

Từ 120 trở lên

90 phút

4 ÷ 8 giờ

 

Kiểm tra vấn đáp:

+ Kiểm tra vấn đáp có thời gian cho 1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.

+ Riêng các môn học/mô đun đặc thù thời gian làm bài cụ thể do Hiệu trưởng xem xét quyết định.

– Kiểm tra trắc nghiệm:

+ Từ dưới 60 giờ: Từ 40 – 50 câu với thời gian kiểm tra 40 – 50 phút;

+ Từ 60 giờ trở lên: Từ 50 – 60 câu với thời gian kiểm tra 50 – 60 phút.

5.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

Thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, trắc nghiệm, vấn đáp

90 phút

2

Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp

Viết, trắc nghiệm, vấn đáp

120 phút

3

Thực hành nghề nghiệp

Bài thi thực hành kỹ năng tổng hợp

8 giờ

5.5. Các chú ý khác:

Trường hợp cần thiết nghiên cứu, xây dựng đề án, đề xuất giải pháp mới trong các lĩnh vực nghề Công nghệ ô tô, Hiệu trưởng xem xét cho phép triển khai thực hiện theo nhóm hoặc cá nhân được thẩm định cho điểm tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp thực hành nghề nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *